Các nền tảng Dropship khác nhau như nào và nền tảng nào phù hợp để bắt đầu?

Bài chia sẻ này dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình nên rất mong nhận được thêm sự góp ý và chia sẻ từ anh em để group có thêm nhiều kiến thức.

1. Shopify

* Ưu điểm:

  • Cho dùng thử 14 ngày + kho app sử dụng miễn phí từ 7-28 ngày
  • Thiết kế giao diện dễ dàng, kho template có sẵn hoặc sử dụng nhiều app builder page, dễ tùy chỉnh.
  • Tốc độ load trang nhanh
  • Kho app marketing, công cụ hỗ trợ… (tùy thuộc vào sản phẩm)
  • Dễ dàng kết nối với các nền tảng khác Etsy, Instagram, Facebook….
  • Độ uy tín cao (kết nối API dễ dàng với các nền tảng khác (ví dụ: kết nối trực tiếp bm fb vào shopify)
  • Được các doanh nghiệp lớn và team lớn sử dụng để phát triển thương hiệu.
  • Được can thiệp thêm code vào store.
  • Có nhiều công cụ email marketing tích hợp đa dạng
  • Có cổng thanh toán shopify payment rất ổn định, có phần vượt trội hơn so với các cổng thanh toán khác.

* Nhược điểm:

  • Chi phí cao: từ 29$ -299$/ tháng, phí giao dịch cao: 2% -0,5%+ 30c /orders (chưa trừ phí cổng thanh toán)
  • Cần dùng thêm nhiều app để tối ưu cho store. Các app đều có thêm chi phí theo tháng.
  • Không có support tiếng Việt. Một số tính năng không hỗ trợ tại Việt Nam. ( tính năng cổng thanh toán)
  • Sản phẩm có thể bị kiểm duyệt và dẫn đến khóa store. Sản phẩm có thể bị kiện hoặc tranh chấp. (nên bán sp không vi phạm)

Mức độ dễ tiếp cận: 3/5

2. Wix

*Ưu điểm:

  • Có thể sử dụng miễn phí cả đời
  • Chi phí các gói rẻ (<50$/ tháng)
  • Tích hợp sẵn app hỗ trợ liên hệ với khách hàng, dễ sử dụng (Email marketing, auto chat…)
  • Không thêm phí giao dịch / order.
  • Dễ dàng liên kết với các nền tảng khác insta, etsy…
  • Hướng dẫn SEO website chi tiết.
  • Trình kéo thả tùy biến đa năng, dễ dàng thiết kế store đẹp theo ý muốn.
  • Nhiều template có sẵn
  • Độ uy tín cao (kết nối API dễ dàng với các nền tảng khác)

Nhược điểm:

  • Các app trả phí còn nhiều hạn chế.
  • Product page còn nhiều hạn chế. Không hợp với làm sản phẩm personalize.
  • Upsell cơ bản, không có gì đặc biệt.
  • Không có hỗ trợ tiếng việt.

Mức độ dễ tiếp cận: 3/5


3.Shopbase

*Ưu điểm:

  • Có sẵn Template bán hàng
  • Tích hợp sẵn nhiều app upsell miễn phí
  • Có sẵn app personalize
  • Có sẵn đơn vị fulfillment cho các sản phẩm POD, sản phẩm đa dạng
  • Chi phí rẻ
  • Support người Vn 24/7, có hỗ trợ tìm đơn vị fulfill sp dropship
  • Không kiểm duyệt sản phẩm.
  • Hỗ trợ cổng thanh toán shopbase payment
  • Ngoài ra còn có platform PlusBase (cùng thuộc hệ sinh thái ShopBase) để anh em bán Dropship: Có sẵn cổng thanh toán, Fulfillment (có thể import sản phẩm từ nhiều nguồn vd như Ali), CSKH
  • Thích hợp cho người mới bắt đầu làm dropship

*Nhược điểm:

  • Kho app còn nhiều hạn chế (Một số sản phẩm không phù hợp bán trên Shopbase)
  • Tùy biến giao diện chưa đa dạng
  • Phí giao dịch cao
  • Email xác nhận order gửi khách hay bị rơi vào spam
  • Tính năng email marketing còn nhiều hạn chế
  • Chi phí cho cổng thanh toán cao (7%)
  • Không kết nối được với các nền tảng khác như etsy, instgram…

Mức độ dễ tiếp cận: 4/5

4. Woocommerce

*Ưu điểm:

  • Dùng WordPress khi thiết kế trang web là dễ sử dụng. Thao tác đơn giản rất đơn giản, dễ hiểu và dễ vận hành nên người sử dụng không cần biết kiến ​​thức lập trình nâng cao.
  • Tối ưu hóa SEO: Có các công cụ mặc định để giúp SEO trang web dễ dàng hơn và nhanh hơn.
  • Có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt
  • Nhiều gói giao diện có sẵn, hệ thống theme đồ sộ.
  • Tiết kiệm chi phí. Không phải thanh toán hàng tháng và chi phí trên order

*Nhược điểm:

  • Cần có kiến thức về lập trình
  • Theme của WordPress khó chỉnh sửa
  • Tính năng bảo mật không cao
  • Anh em nào làm chưa tốt mình khuyên nên thuê các đơn vị chuyên setup cho nhanh, như bên mình hiện đang làm như vậy.

Mức độ dễ tiếp cận: 2/5

Cre: Ngo Thanh ECM