Nhìn lại global e-commerce và MMO trong 10 năm qua

Mình bắt đầu với e-commerce từ 2014, thời điểm bùng nổ của các mô hình kiếm tiền online (MMO).

Hãy cùng nhìn lại các mô hình kinh doanh trong hơn 10 năm qua xem global e-commerce và MMO đã có những sự thay đổi như thế nào nhé.

2011-2013: AMAZON NICHE SITE

Đây là thời điểm bắt đầu của phong trào tiếp thị liên kết với Amazon. Các nhà tiếp thị liên kết thường tạo một hoặc nhiều website tập trung vào một dòng sản phẩm của Amazon, và gắn link affiliate dẫn đến trang sản phẩm của Amazon.

Chủ sở hữu website sẽ nhận được hoa hồng mỗi khi người truy cập click vào liên kết trên website và mua hàng từ Amazon.

Amazon niche site được đánh giá là một mô hình kiếm tiền bền vững, tuy nhiên cũng bắt đầu thoái trào vào những năm 2015. Cho đến nay, ít người còn nhắc đến niche site.

2013-2015: SUNFROG & TEESPRING

Đây là giai đoạn nhiều người bắt đầu kiếm tiền với Sunfrogshirts. Nền tảng này tập hợp những thiết kế áo thun, hoodies của nhiều artists khác nhau. Bạn có thể chạy quảng cáo với sản phẩm của các tác giả này và nhận về khoản hoa hồng lớn khi có người mua hàng.

Tương tự, Teespring cho phép bạn có thể bán áo thun mang thiết kế của mình hoặc bán áo thun mang thiết kế của người khác và nhận về hoa hồng.

2015-2017: ALIEXPRESS DROPSHIPPING VỚI SHOPIFY

Sự bùng nổ của mô hình dropshipping đến từ sự kết hợp giữa Shopify và Oberlo.

Oberlo cho phép bạn lựa chọn các sản phẩm từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên nền tảng AliExpress và dễ dàng import vào cửa hàng Shopify chỉ trong vài phút. Oberlo còn cho phép bạn xử lý và đặt hàng từ nhà cung cấp khi có khách hàng mua hàng qua website.

Vào giai đoạn này, người người và nhà nhà chạy theo mô hình dropshipping này. Đương nhiên là có người thành công, nhưng số người thất bại cũng không hề ít. Cho đến hiện tại, mô hình dropshipping với Shopify vẫn tồn tại, nhưng không còn phổ biến như trước mà chuyển thành việc tìm nguồn hàng từ nhà máy và gia công theo yêu cầu số lượng lớn thay vì đặt hàng có sẵn.

2017-2019: POD PLATFORMS

Mặc dù các platform POD (Print on Demand) đã ra đời từ trước đó khá lâu như Printful, Printify, CustomCat,… nhưng trong giai đoạn này là thời kỳ hưng thịnh của các POD platforms cũng như các sellers theo mô hình này.

Sự đa dạng trong các chủng loại sản phẩm, nhà cung cấp cũng như chi phí quảng cáo Facebook hợp lý là nền tảng cho sự tăng trưởng trong giai đoạn này.

Gần như không có platform POD nào là không có đội ngũ support tại Việt Nam. Sau giai đoạn này, POD trở nên khó khăn hơn và nhiều team tan rã do hoạt động ở hình thức nhỏ lẻ và tự phát.

2019-2022: AMAZON GLOBAL SELLING

Việc bán hàng trên Amazon không phải là mới, trước đó đã có nhiều nhà bán hàng Việt Nam trên nền tảng này.

Tuy nhiên, 2019 đánh dấu sự đầu tư của Amazon Global Selling tại Việt Nam khi Amazon liên tục tổ chức các sự kiện lớn nhằm thu hút các nhà xuất khẩu từ Việt Nam bán hàng trên nền tảng này.

Việc bán hàng trên Amazon vào thời điểm hiện tại vẫn phát triển và đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn từ doanh nghiệp cũng như cá nhân, cả về tiền bạc và kiến thức.

2022-2024: TIKTOKSHOP

Mình chọn từ khóa TikTokShop không phải vì TTS đang chiếm lĩnh thị trường, mà là vì sự nổi lên của TTS và có nhiều người bắt đầu tìm hiểu và tham gia bán hàng trên TTS trong giai đoạn này.

Mình không chắc liệu TikTokShop có duy trì được đà tăng trưởng cũng như trở thành mô hình bền vững không, hay là sẽ sớm thoái trào như một số mô hình ở trên.

2024: LOCAL TO GLOBAL

Cộng đồng MMO Việt Nam rất chịu khó học hỏi và cập nhật các mô hình kinh doanh online, đặc biệt là global e-commerce. Nhưng hầu hết đều làm ở quy mô nhỏ lẻ, khó có thể scale mạnh ở thị trường global.

Năm 2024 sẽ là năm mà các thương hiệu nội địa Việt Nam sẽ mạnh dạn hơn trong việc tiến ra thị trường toàn cầu, sau khi đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm.

Một số cái tên mình có thể kể đến là xây dựng thương hiệu thành công trên thị trường global như:

• Lovepop: D2C & Retail

• Yes4All: Amazon

• Macorner: Print on Demand

Một số thứ cần thiết theo góc nhìn của mình:

• Tầm nhìn dài hạn thay vì chạy theo trends

• Mọi thứ đều cần thời gian

• Tập trung vào thứ mình làm tốt nhất

• Xây dựng 01 thương hiệu bền vững thay vì làm nhiều thứ cùng lúc

• Tìm hiểu kỹ về insights, văn hoá của thị trường mục tiêu

Các hướng đi dành cho bạn để tiến ra thị trường toàn cầu:

• DN sản xuất/gia công: tận dụng kinh nghiệm sản xuất để build brand của riêng mình

• Nhà phân phối: xuất khẩu/phân phối kênh online kết hợp warehouse thay vì kênh GT/MT như truyền thống

• Local brands: nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị trường mục tiêu, xuất khẩu qua kênh e-commerce online kết hợp warehouse

• Trader: mua đi bán lại, đặt hàng nhà máy sản xuất theo yêu cầu

Nguồn: Tran Dinh Phu